Thứ Hai, 13 tháng 4, 2009

Vụ nổ sao có thể dẫn đến sụp đổ cả một lý thuyết


Một ngôi sao có độ sáng gấp cả triệu lần Mặt trời của chúng ta đã phát nổ quá sớm, và điều đó làm các nhà khoa học không thể hiểu được quá trình tiến hóa sao như họ vẫn tin vào trước đó.
Avishay Gal-Yam thuộc Viện Khoa học Weizmann ở Rehovot, Israel nói:”Điều này có thể là chúng ta đã sai cơ bản về lý thuyết phát triển những ngôi sao lớn, và như vậy những lý thuyết này cần phải được xem xét lại”.

Theo lý thuyết trên, ngôi sao đã bị nổ, với khối lượng khoảng 100 lần Mặt trời, đáng lẽ đã không đủ độ phát triển để có một nhân chứa sắt và sản phẩm thải của các phản ứng hạt nhân, được coi là điều kiện cần thiết để tạo sự sụp đổ vào lõi và từ đó kích hoạt vụ nổ supernova mà các nhà khoa học được chứng kiến.
Nghiên cứu mới bao gồm cả hình ảnh cũ để so sánh. Đó là một trong những bức ảnh tham khảo hiếm mà từ đó ngôi sao khởi phát của một vụ nổ trên đã được phát hiện.
Vụ nổ trên, còn đuợc gọ là SN2005gI, được phát hiện ở khoảng cách 215 triệu năm ánh sáng thuộc thiên hà xoắn ốc NGC 266 vào ngày 5/10/2005. Các bức ảnh do kính Hubble chụp vào năm 2007, đã bộc lộ ngôi sao ở dạng chuẩn bị nổ với độ sáng tỏa ra rất mạnh.

Ngôi sao tiền tố của vụ nổ có độ sáng tới mức có thể được liệt vào một lớp các ngôi sao được gọi là “Các Sao xanh cực sáng có độ trưng biến đổi” (Luminous Blue Variables = LBVs) bởi vì không có một loại sao nào có thể sáng như vậy – theo Gal-Yam. Khi một ngôi sao dạng LBV phát triển, nó trút bỏ nhiều phần vật chất của mình ra ngoài thông qua những cơn gió sao (tương tự gió Mặt trời). Chỉ khi tới thời điểm đó, ngôi sao khổng lồ mới tạo được một cái lõi chứa đầy sắt lớn, và sau đó phần lõi này sụp đổ và phát nổ.

Vụ nổ bất ngờ trên có thể còn gợi ý rằng những ngôi sao khác cũng có những động thái khác với cái cách mà các nhà khoa học vẫn tin vào, bao gồm cả một ngôi sao khá gần với chúng ta, đó là ngôi sao Eta Carinae, chỉ cách chúng ta có 7500 năm ánh sáng và nằm ngay trong Dải Ngân hà. Những ngôi sao cực nặng và cực sáng (cỡ 100 lần khối lượng của Mặt trời) như Eta Carinae được cho là đã bị mất hoàn toàn lớp vỏ hydrogen trước khi đạt tới điểm cuối cùng là một vụ nổ supernova.



Ảnh trên: hình ảnh vụ nổ supernova SN2005gI trong thiên hà NGC266 do kính thiên văn mặt đất Puckett Observatory chụp. Ảnh dưới bên trái: ảnh tư liệu của kính Hubble năm 1997 trong dải ánh sáng khả kiến ở vùng có vụ nổ. Vòng tròn trắng đánh dấu ngôi sao sẽ nổ. Ảnh dưói, giữa: ảnh chụp ở vùng hồng ngoại gần bởi kính Keck vào năm 2005. Ảnh dưới bên phải: ảnh chụp vùng khả kiến của kính Hubble chụp ngày 26/9/2007 cùng một vị trí. Chú ý rằng vùng sáng gần vị trí của vụ nổ có thể thấy cả ở 3 bức hình loại trừ bức mô tả ngôi sao chuẩn bị nổ (progenitor).

Mario Livio thuộc Viện Khoa học Kính Thiên văn ở Baltimore nói:” Những quan sát này cho thấy rằng có nhiều chi tiết trong hành trình tiến hóa và chết đi của những ngôi sao dạng LBV vẫn còn là một ẩn số. Chúng ta phải tiếp tục để mắt tới Eta Carinae, ngôi sao này có thể lại làm chúng ta ngạc nhiên thêm đấy”.
..
Một khả năng nữa được các nhà khoa học dự đoán là ngôi sao sinh ra SN2005gI thực ra là một cặp sao đôi, một hệ sao đôi sau đó đã hợp nhất. Khả năng này giải thích cho việc hệ sao có thể tiếp liệu cho các phản ứng hạt nhân để làm sáng ngôi sao lên một cách bất thường, làm cho ngôi sao trông sáng hơn nhưng lại có vẻ chưa đủ độ tiến hóa như tuổi thực sự của nó.
Gal-Yam nói:” Điều này cũng bỏ ngỏ một khả năng là có thể có những cơ chế khác có thể kích hoạt những vụ nổ supernova. Chúng ta có thể đã bị sai lầm môt điều gì đó khá cơ bản trong vấn đề hiểu biết tại sao những ngôi sao siêu sáng bị mất khối lượng”

Gal-Yam công bố rằng quan sát của các nhà khoa học cho thấy rằng chỉ có một phần nhỏ khối lượng của ngôi sao bị vung ra trong vụ nổ. Cũng theo Gal-Yam, hầu hết vật chất đã bị hút vào phần lõi đang sụp đổ mà có thể đã chở thành một hố đen có khối lượng xấp xỉ khoảng 10 – 15 khối lượng Mặt trời.

Thohry
Theo Space.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét