Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Cờ vây và Albert Einstein !


Dịch từ bài báo của Robert A. McCallister.
Người dịch: KoKs
————————–
Khi lần đầu tiên tôi bắt đầu học cờ vây thì có rất ít tài liệu tiếng Anh về cờ vây.Chỉ có duy nhất 1 cuốn được in ra vào thời kì đó là cuốn “Modern Chess Strategy with an appendix on GO” của Tiến sĩ Edward Lasker. Ngay lập tức tôi mua ngay cuốn sách và nó trở thành cuốn mở đường cho tôi vào thế giới cờ vây. Một thời gian sau, vào đầu thập kỷ 1950, khi tôi đã trở thành 1 thành viên quen thuộc trong giới cờ vây Thành phố New York, tôi có dịp được gặp Lasker, ông cũng là 1 trong những kỳ thủ mạnh vào thời điểm đó.
Lasker biết đến cờ vây vào năm 1907 khi ông ấy là sinh viên ngành kỹ sư điện tử ở Berlin. Bố mẹ ông ấy muốn ông theo ngành y, nhưng ông quyết định theo ngành kỹ sư vì nó mang lại cho ông cơ hội được học ở Berlin. Sở thích của ông lúc đó là Cờ vua, và Berlin là nơi mà có thể tạo điều kiện cho ông học hỏi và phát triển thêm trình độ.
Ông trở nên cảm thây hứng thú với cờ vây khi lần đầu thấy các sinh viên người Nhật chơi với nhau, ông viết: “với 1 niềm say mê và kiên nhẫn tột độ “. Ông thường hay lui tới 1 quán cà fê để chơi cờ vua, và rồi 1 buổi tối 1 người Nhật bỏ quên lại tờ báo khi rời quán. Lasker và bạn ông ta, khi nhìn vào kifu(kì phổ) bắt đầu cảm nhận được sự phức tạp của môn cờ này và đây đánh dấu điểm khởi đầu sự nghiệp cờ vây của ông.
Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc ở nước Anh cho đến khi diễn ra Chiến tranh thế giới lần 1, thì di cư sang Mĩ. Lasker là 1 kỳ thủ cờ vua hạng thế giới và rất năng động trong các giải đấu thế giới những năm 1920. Những ván đấu của ông có thể tìm thấy ở bất kỳ 1 quyển sách về cờ vua nào vào thời điểm đó. Tôi tin rằng, ông ấy là thầy dạy cờ vây cho 1 người họ hàng, nhưng tôi không dám chắc, người này vào lúc đó là vô địch cờ vua thế giới(ND-người này chính là Emmanuel Lasker với câu nói nổi tiếng: “Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên trái đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây.” ).
Vào năm 1934, quyển “Go and Go Moku” (KoKs: quyển này nổi tiếng lắm lắm luôn ý) của Edward Lasker, lần đầu đuợc xuất bản. Quyển sách trở nên vô cùng nổi tiếng do nó có đề cập đến ván đấu giữa Honinbo Shusai và Junichi Karigane (chơi vào năm 1926).
Lasker và Albert Einstein là bạn thân. Một lần Lasker đến thăm Einstein ở Princeton và tặng ông ta quyển “Go and Go Moku” với chữ ký đề tặng. Ngược lại, Einstein đưa Lasker 1 bản photocopy về Thuyết tương đối. Khoảng vài năm sau, cuốn “Go and Go Moku” có chữ ký đề tặng của Lasker xuất hiện trong 1 cửa hàng bán sách cũ ở Baltimore. Ai đó thông báo cho Lasker và hỏi ông ấy nghĩ gì về chuyện này. Laker đáp:”Ôi, chuyện nhỏ. Tôi để quên cái bản photocopy thuyết tương đối của ông ý trên tàu điện ngầm cơ!”
——————————-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét