Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

5 điều cần biết khi sử dụng Sao !

Điểm sao là 1 trong những điểm đầu tiên khi học chơi ở góc . Người mới chơi thường đánh ở sao bởi vì điểm này dễ tìm thấy . Trên bàn cờ nó dc đánh dấu bằng chấm đen .Không may là nếu trình độ bạn càng cao thì điểm này càng khó sử dụng . Nhiều kì thủ mạnh nói rằng nếu bạn đánh ở sao bạn phải mềm dẻo hơn .Tất nhiên là đúng , nhưng nói thì dễ hơn làm .tôi nghĩ 5 nguyên lý cơ bản này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khi chơi mềm dẻo hơn ở điểm sao .
pincer attack là kĩ năng cơ bản khi chơi ở biên và góc ( đây là cơ bản nhất - bắt buộc phải biết )Tình thế trong hình 1 , trắng phải đánh ở 1 bởi vì đây là nước phối hợp pincer tốt và có 2 điểm kéo dài ở biên. sau đó đen đánh ở điểm 3-3 trận chiến sẽ thành trận chiến giữa đất và ngoại thế :)Nếu trắng bỏ lỡ cơ hội pincer ở 1 mà đánh như trong hình 2 anh ta sẽ mất rất nhiều sau đen 4 . Cho đen tình thế rất thoải mái ở biên dưới và quân trắng tam giác sẽ rất yếu . ngay cả nếu trắng kéo dài ở O3 nhóm quân của anh ta cũng sẽ ở trong tình trạng dễ bị tấn công .tất nhiên sau đen 2 trong hình 2 trắng có thể pincer ở 3 trong hình 3 nhưng sau đó với den 4 trắng bắt buộc phải đánh 5 .Khả năng tấn công đen cũng gần như trong hình 1 nhưng trắng mất cơ hội dựng ngoại thế ( moyo ) ở biên dưới và cũng mất cả tiên thủ (sente ) vì vậy đen có thể đánh ở 6 lấy điểm quan trọng .
Điều 2 : Không bao giờ vội vàng
Lần này trong hình 1 trắng đánh rất bình tĩnh trả lời quân đen tam giac . Sau đó đen đánh 2-4 để tạo đất ở biên trái . trông nó rất thoải mái rất đẹp cho đen , nhưng không phải . hình cờ của đen rất gầy và dễ bị tẫn công điểm A và B sẽ là rắc rối rất lớn sau này của đenđây là ví dụ để bạn hiểu đc không nên nóng vội khi muốn pincer đối thủ .trong tình thế này việc pincer chỉ giúp đen bắt đầu 1 cuộc chiến mà bạn không hề có lợi thế .trong cờ vây nếu bạn không có nhóm quân yếu thì sẽ rất khó để đối thủ biến khung lãnh địa thành lãnh địa thật sự .
Điều 3 : Bảo vệ biên có giá trị hơnTrong tình thế khi đối thủ nhảy vào điểm 3-3 ,bạn phải quyết định bảo vệ biên nào .Câu hỏi đầu tiên là bên nào có giá trị hơn . Để trả lời câu hỏi này thì hãy thử trả lời những câu hỏi đơn giản hơn :1 Biên nào có nhiều quân của mình hơn ?2 Những quân này ở dòng 3 hay 4 ?3 Nếu bảo vệ biên này liệu mình có thể mở rộng ngoại thế đc không ?Nếu bạn có 1 biên với những quân ở dòng 4 và đó là cơ hội để bạn mở rộng khung lãnh địa lớn hơn , Sau đó bạn có thể không do dự bảo vệ biên này. tất nhiên đây chỉ là lí thuyêt . Trong 1 ván đấu thật sự nó sẽ phức tạp hơn nhưng nhớ rằng câu hỏi thứ 3 sẽ giúp bạn có quyết định chính xác nhất .nếu đen đánh như trong hình 2 anh ta sẽ mất rất nhiều sau trắng 10 . Quân tam giác đen giờ đây ở nhầm chỗ . Bây giờ nó không tạo được khung sườn lãnh địa và nó trở thành 1 nhóm quân yếu nếu bị đánh ở F17
Điều 4 : điểm 5-5 chỉ để gây ảnh hưởng không phải để lấy lãnh địa ( influence not for territory )
đây là ván đấu chuyên nghiệp giũa Lee Sedol và Mok Jinseok . Sau trắng 1 Lee Sedol bắt buộc đánh ở 2 và sau đó đánh ở 4 để lợi dụng điểm 5-5 để gây áp lực .Có cách khác để sử dụng điểm 5-5 nhưng tôi nghĩ nó không đúng . Đấu tiên là R4 sau đó là 4 .Bởi vì nếu bạn đánh ở 5-5 mục đính để tạo áp lực không phải muc đích tạo lãnh địa .
Điều 5 Luôn cảm thấy nguy hiểm bị phản công .đây là lời khuyên cuối cùng dành cho mọi người , nều muốn sử dụng điểm sao . Trắng 1 là cách tiếp cận bình thường nhưng sau đó đen tấn công 2 . Nếu bạn không biết nhiều joseki tình thế này rất khó với bạn , vì vậy trước khi bạn đánh 1 nước hơi xa để mở rộng ở biên thì tốt nhất nên có kế hoạch dự phòng .Trắng 3 đến 5 chính là 1 kế hoạch kiểu này .Cờ vây sẽ rất phức tạp với kiểu tấn công này vì vậy lời khuyên của tôi là đừng tấn công nếu bạn không có điểm tấn công mạnh hoặc bạn không phải ở đằng sau và cần chơi phức tạp để bám đuổi lại .

Cờ vây và Albert Einstein !


Dịch từ bài báo của Robert A. McCallister.
Người dịch: KoKs
————————–
Khi lần đầu tiên tôi bắt đầu học cờ vây thì có rất ít tài liệu tiếng Anh về cờ vây.Chỉ có duy nhất 1 cuốn được in ra vào thời kì đó là cuốn “Modern Chess Strategy with an appendix on GO” của Tiến sĩ Edward Lasker. Ngay lập tức tôi mua ngay cuốn sách và nó trở thành cuốn mở đường cho tôi vào thế giới cờ vây. Một thời gian sau, vào đầu thập kỷ 1950, khi tôi đã trở thành 1 thành viên quen thuộc trong giới cờ vây Thành phố New York, tôi có dịp được gặp Lasker, ông cũng là 1 trong những kỳ thủ mạnh vào thời điểm đó.
Lasker biết đến cờ vây vào năm 1907 khi ông ấy là sinh viên ngành kỹ sư điện tử ở Berlin. Bố mẹ ông ấy muốn ông theo ngành y, nhưng ông quyết định theo ngành kỹ sư vì nó mang lại cho ông cơ hội được học ở Berlin. Sở thích của ông lúc đó là Cờ vua, và Berlin là nơi mà có thể tạo điều kiện cho ông học hỏi và phát triển thêm trình độ.
Ông trở nên cảm thây hứng thú với cờ vây khi lần đầu thấy các sinh viên người Nhật chơi với nhau, ông viết: “với 1 niềm say mê và kiên nhẫn tột độ “. Ông thường hay lui tới 1 quán cà fê để chơi cờ vua, và rồi 1 buổi tối 1 người Nhật bỏ quên lại tờ báo khi rời quán. Lasker và bạn ông ta, khi nhìn vào kifu(kì phổ) bắt đầu cảm nhận được sự phức tạp của môn cờ này và đây đánh dấu điểm khởi đầu sự nghiệp cờ vây của ông.
Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc ở nước Anh cho đến khi diễn ra Chiến tranh thế giới lần 1, thì di cư sang Mĩ. Lasker là 1 kỳ thủ cờ vua hạng thế giới và rất năng động trong các giải đấu thế giới những năm 1920. Những ván đấu của ông có thể tìm thấy ở bất kỳ 1 quyển sách về cờ vua nào vào thời điểm đó. Tôi tin rằng, ông ấy là thầy dạy cờ vây cho 1 người họ hàng, nhưng tôi không dám chắc, người này vào lúc đó là vô địch cờ vua thế giới(ND-người này chính là Emmanuel Lasker với câu nói nổi tiếng: “Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên trái đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây.” ).
Vào năm 1934, quyển “Go and Go Moku” (KoKs: quyển này nổi tiếng lắm lắm luôn ý) của Edward Lasker, lần đầu đuợc xuất bản. Quyển sách trở nên vô cùng nổi tiếng do nó có đề cập đến ván đấu giữa Honinbo Shusai và Junichi Karigane (chơi vào năm 1926).
Lasker và Albert Einstein là bạn thân. Một lần Lasker đến thăm Einstein ở Princeton và tặng ông ta quyển “Go and Go Moku” với chữ ký đề tặng. Ngược lại, Einstein đưa Lasker 1 bản photocopy về Thuyết tương đối. Khoảng vài năm sau, cuốn “Go and Go Moku” có chữ ký đề tặng của Lasker xuất hiện trong 1 cửa hàng bán sách cũ ở Baltimore. Ai đó thông báo cho Lasker và hỏi ông ấy nghĩ gì về chuyện này. Laker đáp:”Ôi, chuyện nhỏ. Tôi để quên cái bản photocopy thuyết tương đối của ông ý trên tàu điện ngầm cơ!”
——————————-

Bản Nhân Phường Shusaku !!



Phần I: Cậu bé thần đồng


Cách đây đúng 145 năm, ngày 3-9-1862, kì thủ cờ Vây huyền thoại Shusaku đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của mọi người, kể cả những người không hâm mộ cờ Vây.Bản Nhân Phường Shusaku tên thật là Torajiro Kuwahara, ông sinh ngày 6-6-1829 tại đảo Inno, ngày nay là thành phố Innnoshima của Nhật Bản. Gia đình Torajiro không hề có truyền thống về cờ Vây. Cha ông, Wazo Yasuda là một thương gia khá giả của Inno. Mẹ ông, bà Kame Kuwahara chỉ là một người yêu thích cờ Vây nhưng chơi rất kém.Những câu chuyện kể lại rằng khi mang thai Torajiro, bà Kame rất thường xuyên chơi cờ. Và khi cậu bé ra đời, mỗi khi dỗ dành con, bà lại dúi vào đôi tay bé bỏng những quân cờ Vây (bà này chắc không sợ con trai mình nuốt luôn quân cờ hay sao ấy?!). Thế là cậu bé không khóc nữa. Năm Torajiro lên 4 tuổi, bà Kame bắt đầu dạy con chơi cờ Vây, nhưng chỉ là những nước đi cơ bản.Năm lên 5 tuổi, tại lễ hội mùa thu năm 1834, ông Wazo đưa Torajiro lên thị trấn chơi. Tại đây, cậu bé đã gặp và thi đấu cờ Vây với kì thủ nổi tiếng của đảo Inno, Hashimoto Yoshibei. Ông này chấp Torajiro 9 quân và kinh ngạc khi thấy, cứ sau mỗi ván, cậu bé dường như lại mạnh thêm lên. Thế là, Hashimoto khuyên Wazo nên cố gắng phát triển tài năng của cậu bé nhưng ông Wazo lại chỉ coi đó là lời nói mang tính xã giao.Mùa xuân năm 1835, ông Wazo lại đưa Torajiro lên thị trấn dự lễ hội (Nhật lắm lễ hội quá!) và cậu bé lại gặp lại Hashimoto. Hai người lại đấu cờ và lần này, ông kì thủ nổi tiếng chỉ chấp được đứa trẻ chưa đầy 6 tuổi có ... 4 quân. Nhưng sự tiến bộ của Torajiro chưa dừng lại ở đó. Vài tháng sau, tại lễ hội mùa thu, cậu bé đã đấu ngang tay với Hashimoto mà ... không cần chấp quân.(Đây là một câu chuyện có thật về sự tiến bộ thần tốc trong cờ Vây. Việc có thể đấu ngang tay với người từng chấp mình 9 quân cờ chỉ sau có 1 năm, lại không người dạy dỗ chu đáo của Shusaku chưa một ai có thể làm được.)Hashimoto choáng váng về sức cờ của Torajiro nên ông đã đem chuyện này kể cho rất nhiều người. Chỉ một thời gian ngắn, danh tiếng thần đồng cờ Vây của cậu bé đã lan khắp các hang cùng ngõ hẻm ở đảo Inno.Lãnh chúa của vùng Mihara (bao gồm cả đảo Inno) hay tin liền vời Torajiro vào gặp và đấu cờ với ông. Đấu xong, ông lập tức mời đại sư Hoshin, kì thủ mạnh nhất vùng này và là thầy dạy của chính ông, dạy dỗ cậu bé. Chỉ 1 năm sau, năm 1836, Torajiro đã đánh bại đại sư trong một ván cờ không chấp.


Phần II: Trưởng thành thần tốc


Năm 1837, được sự giới thiệu của Ito Showa 5 đẳng, Torajiro lên Edo (ngày nay là Tokyo) để theo học tại Học viện Honinbo - Học viện cờ Vây nổi tiếng nhất thế giới, ngày nay, nó được gọi là Viện cờ Nhật Bản (Nihon Ki-in).Torajiro nhanh chóng vượt qua đám bạn đồng trang lứa. Một hôm, khi xem cậu bé chơi cờ, Kì nhân Jowa, kì thủ vĩ đại nhất Nhật Bản khi ấy đã thốt lên: “Đây là tài năng cờ Vây kiệt xuất nhất trong suốt 150 năm qua!”.Tháng 12-1839 (có tài liệu nói là tháng 1-1840), Torajiro đạt chuẩn kì thủ nhất đẳng cờ Vây. Mùa hè năm ấy, khi trở về Inno, cậu bé được nhân dân chào đón như một người hùng. Lãnh chúa Asano thì cấp cho Torajiro số bổng lộc gấp 5 lần môn khách bình thường của ông (để chiêu mộ nhân tài mà!).Tháng 9-1841, Torajiro trở lại Edo và nhận được tin mình được phong nhị đẳng. Bản Nhân Phường Shuwa cũng đặt cho cậu bé một cái tên mới là Shusaku (âm Hán đọc là “Tú Sách”), nghĩa là “tài năng nghệ thuật”.Shusaku lên như diều sau đó. Năm 1842, cậu bé lên 3 đẳng. Năm 1843, được phong 4 đẳng và là kì thủ 4 đẳng trẻ nhất trong suốt mấy chục năm qua.Cũng trong năm 1843, Shusaku đã sáng tạo Shusaku fuseki – phong cách khai cuộc Shusaku, phong cách khai cuộc nổi tiếng thịnh hành trong suốt hơn 100 năm mà ngày nay vẫn có rất nhiều người yêu thích.Mùa hè năm 1846, Shusaku tới Osaka và gặp gỡ Bán Kì nhân Gennan Inseki, kì thủ mạnh nhất nước Nhật lúc đó. Cả hai đã đấu 3 ván cờ. Ván đầu, Shusaku được chấp 2 quân nhưng chỉ được vài chục nước thì Gennan huỷ bỏ vì Shusaku được chấp tỏ ra quá mạnh.Ván thứ hai, cả hai đấu bằng, Shusaku được cầm quân Đen. Gennan khéo léo bày ra một cái bẫy và Shusaku đã mắc phải, hay đúng hơn là người ta tưởng chàng trai trẻ mắc phải. Nhưng rồi, tại nước 64, Shusaku đã đặt quân vào điểm JI, một điểm chẳng liên quan gì tới cục diện lúc ấy. Không ai hiểu cái gì đang xảy ra nhưng lạ thay, càng đánh, nước cờ kì lạ ấy càng phát huy tác dụng và nó trở thành điểm mấu chốt để Shusaku thắng ván cờ. Nước đi tại điểm JI ấy trở thành nước đi nổi tiếng nhất làng cờ Vây, nước đi thần thánh.Khi trở về Edo, Shusaku nhận quyết định lên 5 đẳng và được chọn làm người kế vị Shuwa. Nhưng lúc ấy, ông đã nhận lời làm môn khách của dòng họ Asano nên đã từ chối. Học viện Honinbo không chịu từ bỏ thần đồng cờ Vây. Họ dùng mọi thủ đoạn để cướp Shusaku từ tay Asano. Cuối cùng, năm 1847, dưới áp lực từ nhiều phía, Shusaku đồng ý trở thành người kế vị Shuwa.Năm 1849, Shusaku được phong 6 đẳng và chính thức được Mạc phủ bổ nhiệm làm người kế vị Viện trưởng Học viện Honinbo. Kể từ đây, ông được mọi người gọi là Bản Nhân Phường Shusaku.


Phần III: Shusaku Bất Khả Chiến Bại


Tháng 11-1849, Shusaku đại diện cho Học viện Honinbo tham gia các trận đấu lớn tại cung điện Edo - một giải đấu có quy mô rất lớn giữa các kì thủ mạnh nhất nước Nhật, được coi như một giải vô địch quốc gia. Kể từ đó cho đến khi qua đời, Shusaku đã đấu cả thảy 19 ván trong các giải đấu ấy và giành thắng lợi ở ... cả 19 ván.Ngoài ra, kể từ năm 1848 cho đến khi chơi ván cờ cuối cùng vào năm 1861, Shusaku không hề thua bất cứ một ván nào khi cầm quân Đen. Đây là kỉ lục mãi mãi không ai có thể lặp lại được.Những kì tích trên đã khiến cho Shusaku được mọi người đặt biệt danh là “Shusaku Bất Khả Chiến Bại”. Nhưng cũng chính vì biệt danh đó mà ông phải chịu sự đố kị của rất nhiều người, nổi bật trong số đó là Ota Yuzo.Năm 1853, Ota Yuzo 7 đẳng, một trong những kì thủ mạnh nhất thời Edo của Nhật Bản đã lên tiếng thách thức Shusaku trong một trận đấu kéo dài 30 ván mà sử gọi là trận Sanju-bango. Đây là trận đấu dài nhất lịch sử cờ Vây với tổng cộng 23 ván cờ và thời gian thi đấu lên tới 9 tháng.Cả hai đối thủ đã luân phiên cầm quân Đen cho đến những ván cuối cùng, Shusaku đã nhường một ván cầm quân Đen cho Ota Yuzo. Trong 23 ván, ông chỉ cầm quân Đen 10 ván và quân Trắng 13 ván nhưng lại dẫn trước kẻ thách đấu với tỉ số kinh hoàng 13-7 (3 ván còn lại hoà).(Ngày nay, do phải đi sau nên người cầm quân Trắng được cộng thêm 5,5 điểm vào cuối ván. Với quy định như vậy, tỉ số trận đấu trên còn khủng khiếp hơn: Shusaku thắng 16-7).Do không thể lật ngược tình thế, Ota Yuzo bỏ cuộc nhưng viện cớ do mình ... ốm nên không có phong độ cao nhất. Những người ghét Shusaku nhân dịp này hùa vào công kích ông và quá chán nản, vị Vua cờ tuyên bố nghỉ hưu ở tuổi ... 24 và lui về dạy học.Năm 1856, Shusaku đến thăm Gennan Inseki. Vị kì thủ lão luyện đã khuyên Shusaku không nên phí phạm tài năng và cần phải quay lại làng cờ. Shusaku nghe lời và lần “tái xuất giang hồ” khiến giới cờ Vây Nhật Bản chao đảo khi không ai cầm cự nổi trước sức cờ khủng khiếp của Shusaku, đặc biệt là trong những trận chính thức.


Phần IV: Mãi mãi ngự trị trên đỉnh cao


Năm 1861, sau khi đánh bại hai cao thủ giỏi nhất của Học viện Hayashi, Shusaku nhận được tin dữ báo mẹ ông, người thầy đầu tiên của ông ở môn cờ Vây rồi Hashimoto Yoshibei, người có công phát hiện thiên tài của Shusaku qua đời. Hai cái chết liên tiếp của những người thân yêu đã đánh quỵ Shusaku. Ông không thi đấu cờ Vây nữa mà lui về chịu tang.Đầu năm 1862, dịch tả tràn vào nước Nhật. Chế độ Mạc phủ rệu rã không sao ngăn chặn được đại dịch. Người chết khắp nơi. Những người còn sống bị bệnh đều phải cách ly chờ chết. Shusaku không sợ nguy hiểm, bất chấp lời khuyên của mọi người, hăng hái tham gia chăm sóc người bệnh. Ông chỉ nghĩ đơn giản rằng ông không lo cho họ thì ai lo?Sau nửa năm chăm sóc bệnh nhân, ngày 28-8, Shusaku đã có nhưng dấu hiệu bị lây bệnh. Những người hâm mộ cờ Vây và người thân của ông cảm thấy lo lắng. Đến sáng ngày 2-9, bệnh tình của Shusaku có chiều hướng thuyên giảm nhưng đến chiều thì đột ngột xấu đi. Ngày 3-9-1862, kì thủ vĩ đại Shusaku qua đời ở tuổi 33.Sau khi Shusaku qua đời, thể theo di nguyện của ông, người ta đã đưa thi hài ông an táng ở quê hương Inno. Lăng mộ Shusaku được xây dựng trên một ngọn đồi trông ra phía biển, cổng vào đề dòng chữ: “Nhật Bản đệ nhất kì thủ - Bản Nhân Phường Shusaku”.Shusaku không chỉ là một kì thủ cờ Vây vĩ đại mà còn là một nhà thư pháp và sưu tầm đồ gốm nổi tiếng. Nhưng điều khiến cho các bậc phụ huynh ở Nhật muốn con mình giống Shusaku bởi ông là một người khiêm tốn, giàu lòng nhân ái, một đứa con hiếu thảo, một học trò lễ phép - những phẩm chất tốt đẹp đã làm nên cuộc đời của ông.Hỏi: Ai là kì thủ cờ Vây vĩ đại nhất?Trả lời: Người vĩ đại nhất là Bản Nhân Phường Shusaku thời Edo !!

Lợi Ích Của Cờ Vây !


Go is marvellous game ( Cờ vây là trò chơi kỳ diệu )
Óc Sáng tạo
Cờ vây là trò chơi tạo ra những hình cờ trên bào . Bạn có thể thoải mái đặt bất cứ đâu bạn thích , Với điều kiện là đặt trên những giao điểm trên bào cờCờ vây có đầy tính sáng tạo và xây dựng khác với những trò chơi khác những sự vật bị phá hủy hoặc chiếm đoạt .Bạn không thể tạo ra sự phát triển trong cờ vây bằng cách hoạc thuộc lòng hoặc nhồi nhét kiến thức vào đầu .Cờ vây là trò chơi của sự sáng tạo và để cho bạn thỏa sức phát triển ý tưởng của mình
Bằng Chứng Y Học
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng não trái của con người có chức năng để tính toán ghi nhớ và khả năng suy nghĩ Logic . Còn não phải của con người là trực giác và quan sát hình dạng sự vật và mối liên hệ trong không gian ; Nó cũng có tác dụng để phán đoán độ xa gần .Rất quan trọng để sử dụng tốt cả hai bán cầu não , nhưng dường như bán cầu não trái của con người hoạt động trội hơn hẳn so với não phảiCờ vây là trò chơi sử dụng não phải .Y học dã chứng minh rằng cờ vây kích thích não phải hoạt động , và làm tăng khả năng phán đoán của con người , và có tác dụng giúp giải tỏa stress .Cờ vây cũng có ích trong ngăn chặn sự suy nhược tinh thần ( người già ) và đột quị , phục hồi sau đột quị .
Giao thiệp giữa mọi người
Cờ vây là trò chơi mà bạn có thể yêu thích cả đời , từ tuổi thơ cho đế khi về già . Người lạ có thể ngay lập tức trở thành bạn bè qua chơi cờ vây .Giao thiệp giữa con người trong xã hội hiện đại đang giảm đi , nhưng cờ vây có thể tạo ra đóng ghóp lớn để giao tiếp tốt hơn với gia đình , thầy cô giáo và học sinh , người lớn tuổi với người trẻ tuổi . Đó là bởi vì Cờ vây là trò chơi kì diệu không quan trọng giới tính quốc gia độ tuổi đều thích hợp .
Giáo dục trẻ em
Cờ vây giúp bạn phát triển sự tập trung và tập luyện giúp cho tất cả các khả năng phát triển hài hòa . Nó rất có ích để giúp trẻ em phát triển tích cách .Tất nhiên là trong cờ vây , khi bạn chơi sẽ có một bên thắng một bên thua .Tự bạn phải có trách nhiệm đánh giá chính mình sau khi thắng hoặc thua cuộc , Bạn quyết định nước cờ nào bạn tạo ra . Những phức tạp của vui thích hay thất vọng nảy sinh ra từ thắng hoặc bại giúp trẻ em chín chắn hơn và dạy cho chúng tiếp cận với cuộc sống .Điều quan trọng nhất là qua cờ vây , trẻ con tiếp xúc với những đứa trẻ khác và những người khác tuổi và nó sẽ dạy cho chúng biết cách quan tâm và biết ơn người khác .Cũng chính vì các lý do và ích lợi này của cờ vây mà ở nhiều nước không chỉ châu á mà cả châu âu cũng có nhiều bậc cha mẹ cho con cái theo học từ rất sớm 5 - 7 tuổi ( ở các nước châu á nhiều đứa trẻ còn trở thành kì thủ chuyên nghiệp sau này ).

Đặc Sắc Trong Cách Chơi Cờ !



Giữ quân cờ giữa ngón trỏ và ngón giữa.Chính xác thì mọi người giữ quân cờ như thế nào khi đánh cờ vây ?Những kì thủ mới thường thấy cầm quân cờ bằng ngón cái và ngón trỏ .đây không phải chuyện cực kỳ quan trọng , nhưng nó là cách tao nhã khi giữ quân cờ .Đầu tiên , lầy quân cờ từ hộp đựng bằng ngón cái và ngón trỏ ( hoặc ngón giữa ) , đưa nó vào giữa ngón trỏ và ngón giữa , Sau đó đặt lên bàn cờ .
( kẹp quân cờ với ngón giữa ở bên trên và ngón trỏ ở bên dưới )
Với ngón tay duỗi thẳng ra trông nó rất phong cách , rất đặc sắc , Điều này không chỉ là cách tao nhã trong chơi cờ mà nó còn thể hiện rằng não của bạn kiểm soát rất tốt hành động của bạn .
Nhẹ nhàng và uyển chuyển , Tự tin đặt chính xác quân cờ của mình lên bàn cờ khiến người khác cảm thấy đây là một kì thủ mạnh.Có một vài kì thủ thích cầm quân cờ theo những cách lạ hoặc cố ý để đánh lừa đối thủ về sức mạnh thực sự của họ .Nhưng thường thì người ta có thể đánh giá sức cờ của một người qua cách họ cầm quân cờ .

Các mỹ nhân trong Manhua !

Trung Quốc thời xưa nổi tiếng với rất nhiều mỹ nhân. Họ ko chỉ đẹp mà còn rất giỏi cầm, kì, thi, họa (woa, hoàn mĩ wa:eek: ). Giờ mình sẽ giới thiệu 1 số mỹ nhân mà mình biết đôi chút

1.Tây ThiThời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, Việt quốc có 1 cô gái giặt áo, ngũ quan đoan chính, phấn diện đào hoa, tướng mạo hơn người. Khi cô giặt áo bên bờ sông, bóng cô soi trên mặt nước sông trong suốt làm cô thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy ảnh cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó,người trong vùng xưng tụng cô là “Trầm Ngư”.

2.Điêu ThuyềnĐiêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc, đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “Bế Nguyệt”.

3.Vương Chiêu QuânThời Hán Nguyên Đế tại vị, nam bắc giao binh, vùng biên giới không được yên ổn. Hán Nguyên Đến vì an phủ Hung Nô phía bắc, tuyển Chiêu Quân kết duyên với thiền vu Hô Hàn Tà để lưỡng quốc bảo trì hoà hảo vĩnh viễn. Trong một ngày thu cao khí sảng, Chiêu Quân cáo biệt cố thổ, đăng trình về phương bắc. Trên đường đi, tiếng ngựa hí chim hót như xé nát tâm can của nàng; cảm giác bi thương thảm thiết khiến tim nàng thổn thức. Nàng ngồi trên xe ngựa gảy đàn, tấu lên khúc biệt ly bi tráng. Nhạn bay về phương nam nghe thấy tiếng đàn, nhìn thấy thiếu nữ mỹ lệ trên xe ngựa, quên cả vỗ cánh và rơi xuống đất. Từ đó, Chiêu Quân được gọi là “Lạc Nhạn”.

4.Dương Quý PhiĐường Triều Khai Nguyên niên, có một thiếu nữ tên gọi Dương Ngọc Hoàn được tuyển vào cung. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở : “Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại Hàm Xú Thảo (cây mắc cỡ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là “Hoa Nhượng”.

5.Trác Văn QuânGì gì đó của Tư Mã Tương Như thời Hán

6.Ban ChiêuEm gái của Ban Cố, Ban Siêu. Ban Cố soạn Hán Thư, bộ sử nối tiếp Sử Ký của Tư Mã Thiên, Hán Thư chưa kịp hoàn thành thì Ban Cố bị Lạc Dương Lệnh hãm hại mà chết, Ban Chiêu giúp anh hoàn tất phần “Thiên Văn Chí” trong Hán Thư.

7.Thái DiễmTức Thái Văn Cơ, con gái của quan Nghị Lang Thái Ung thời Đông Hán

8.Tạ Đạo UẩnCháu gái Tạ An, người xuất hiện trong điển “Vịnh Nhứ Tài”. Tác phẩm tiêu biểu : “Đăng Sơn”Nga nga đông nhạc cao,Tú cực xung thanh thiên.Nham trung gian hư vũ,Tịch mịch u dĩ huyền.Phi công phục khí tượng,Vân cấu thành tự nhiên.Khí tượng nhĩ hà nhiên ?Toại lệnh ngã lâu thiên.Thệ tướng trạch tư vũ,Khả dĩ tận thiên niên.

9. Võ Tắc ThiênNữ hoàng Võ Tắc Thiên đại đế (624 – 705), cổ vãng kim lai duy chỉ có 1 người này. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cũng có các tiểu nữ hoàng khác từng ngồi trên bảo tọa của hoàng đế, nhưng các quan điểm hiện nay chỉ xem Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất, bởi vì bà lên ngôi hoàng đế bằng chính thực lực của bản thân, không phải là tượng gỗ nghe theo sự điều khiển của kẻ khác

10. Thượng Quan Uyển NhiCháu gái Thượng Quan Nghị, hiệu xưng là Cân Quốc Thủ Tướng đầu tiên. Thời Đường Cao Tông, cháu gái tể tướng Thượng Quan Nghị là Thượng Quan Uyển Nhi, thông thuộc thi thư, không những biết ngâm thơ viết văn mà còn hiểu biết chuyện xưa nay, thông minh mẫn tiệp dị thường.

11. Ban Tiệp DưBan Tiệp Dư là con nhà danh môn, còn trẻ đã học thành tài, thời Hán Thành Đế được lập làm Tiệp Dư. Chị em Triệu Phi Yến sau khi đắc sủng, ganh ghét tài năng phẩm hạnh của Ban Tiệp Dư, Ban Tiệp Dư ngày đêm lo sợ nên xin theo hầu thái hậu ở cung Trường Tín. Có thể bài “Đoàn Phiến Thi” được sáng tác tại cung Trường Tín, bài thơ nhỏ này dùng từ thái mới mẻ, tình như ai oán, biểu hiện thật ủy uyển hàm súc, có một loại khí độ oán mà không giận

12. Chân Hoàng HậuSau khi Tào Phi xưng đế, sủng hạnh Quách hoàng hậu, Quách hậu cậy đắc sủng nên gièm pha Chân hoàng hậu, từ đó Chân hoàn hậu thất sủng. Sau khi bị vua bỏ lơ không nói đến, từ “Đường Thượng Hành” có thể đọc thấy được lòng tương tư cực chí của một người vợ đối với trượng phu, một lòng thâm tình vô hối. Sự chờ đợi của Chân hoàng hậu đáng thương cuối cùng chỉ là một tờ giấy chết của Tào Phi. Thậm chí sau khi chết, thi thể phải lấy tóc che mặt, lấy trấu lấp miệng, chịu nỗi khổ vũ nhục và lăng ngược.Đường Thượng HànhBồ sinh ngã trì trung, kỳ diệp hà li li.Bàng năng hành nhân nghĩa, mạc nhược tiếp tự tri.Chúng khẩu thước hoàng kim, sử quân sinh biệt li.Niệm quân khứ ngã thời, độc sầu thường khổ bi.Tưởng kiến quân nhan sắc, cảm kết thương tâm ti.Niệm quân thường khổ bi, dạ dạ bất năng mị.

13. Hoa Nhị Phu NhânTống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn từng ngưỡng mộ tài danh của Hoa Nhị Phu Nhân. Hoa Nhị Phu Nhân là Phí Quý Phi của Hậu Thục Hậu Chủ - Mạnh Xưởng, xuất thân là 1 ca kỹ ở Thanh Thành (nay ở phía Đông Nam thành phố Giang Yển). Tương truyền “Hoa Nhị Phu Nhân Cung Từ” có hơn 100 biến, trong đó thật ra chỉ có hơn 90 biến. Khi Tống diệt Hậu Thục, chỉ dùng có 1 vạn quân, 14 vạn quân Hậu Thục không chiến mà hàng, Hoa Nhị Phu Nhân theo Mạnh Xưởng lưu vong về phương bắc, đêm nghỉ ở Gia Minh dịch trạm, cảm hoài nỗi buồn nước mất nhà tan, đề lên vách quán bài “Thái Tang Tử”. Nhưng vì quân kỵ thôi thúc nên bị mất hết một nửa, cứ viết được 1 chữ lại rơi lệ.Thái Tang TửSơ li thục đạo tâm tướng toái,Li hận miên miên.Xuân nhật như niên,Mã thượng thời thời văn đỗ quyên.

14. Hầu Phu NhânTùy Dương Đế Dương Quảng tại vị, quảng cáo cao lâu, bắt hàng ngàn thiên hạ mỹ nữ nhốt vào trong đó, Hầu Phu Nhân chính là 1 trong số hàng ngàn cung nữ đó mà suốt cả cuộc đời cũng chưa hề gặp được Tùy Dương Đế, cuối cùng tự ải mà chết

15.Đường UyểnBiểu muội của Lục Du. Tác phẩm tiêu biểu : “Thoa Đầu Phụng”Thế tình bạc, nhân tình ác, vũ tống hoàng hôn hoa dịch lạc.Hiểu phong can, lệ ngân tàn, ý giam tâm sự, độc ngữ tà nan.Nan, nan, nan !Nhân thành các, kim phi tạc, bệnh hồn thường tự thu thiên tác.Giác thanh hàn, dạ lan san, phạ nhân tuân vấn, yết lệ trang hoan.Mãn, mãn, mãn !

16. Tiết ĐàoNữ thi nhân thời Đường, người gọi là Nữ Hiệu Thư, từng xướng họa cùng thi nhân nổi tiếng đương thời Nguyên Trẩn, thực lực không thua kém. Tác phẩm tiêu biểu : Ngô Đồng Thi (làm khi mới 8 tuổi)Đình trừ nhất cổ đồng,Tủng cán nhập vân trung,Chi nghênh nam bắc điểu,Diệp tống vãng lai phong.Tiết Đào (770-832), tự Hồng Độ. Cha Tiết Vân là một viên tiểu lại ở kinh đô, sau loạn An Sử dời đến ở Thành Đô, Tiết Đào sinh vào năm thứ 3 Đại Lịch thời Đường Đại Tông. Lúc còn nhỏ đã thể hiện rõ thiên phú hơn người, 8 tuổi đã có thể làm thơ, cha từng ra đề “Vịnh Ngô Đồng”, ngâm được 2 câu “Đình trừ nhất cổ đồng, tủng cán nhập vân trung”; Tiết Đào ứng thanh đối ngay : “Chi nghênh nam bắc điểu, diệp tống vãng lai phong”. Câu đối của Tiết Đào như dự đoán trước mệnh vận cả đời của nàng. Lúc 14 tuổi, Tiết Vân qua đời, Tiết Đào cùng mẹ là Bùi Thị nương tựa nhau mà sống. Vì sinh kế, Tiết Đào bằng dung mạo và tài năng hơn người tinh thi văn, thông âm luật của mình bắt đầu đến các nơi ăn chơi hoan lạc, rót rượu, phú thi, đàn xướng hầu khách nên bị gọi là “Thi Kỹ”.Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam, Vĩ Cao là một quan viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều đình, liền phá lệ mời nàng dùng thân phận nhạc kỹ đến Soái Phủ đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kỹ nổi tiếng ở Thành Đô (Nhạc kỹ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của võ quan trấn thủ các nơi). Sau 1 năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào, chuẩn bị tấu xin triều đình để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu “Nữ Hiệu Thư” đã không kính mà đến, đồng thời Tiết Đào cũng được gọi là “Phụ Mi Tài Tử”. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng thanh lãi và kính trọng nàng, địa vị của nàng đã vượt xa một tuyệt sắc hồng kỹ tầm thường...

17. Chu Thục ChânNữ từ nhân nổi tiếng thời Đường, hiệu xưng U Thê Cư Sĩ, được biết là một tài nữ người ở Tiền Đường thời Tống, thi từ đều giỏi, đương thời chỉ có nàng mới xứng tề danh với Lý Thanh Chiếu. Tác phẩm tiêu biểu có “Đoạn Trường Tập” và “Đoạn Trường Từ” được lưu truyền, nổi tiếng nhất là “Điệp Luyến Hoa”.Chu Thục Chân có cuộc đời khá u sầu. Nguyên nàng có một ý trung nhân lý tưởng, cũng là người tài hoa mà nàng tự quen biết. Nhưng phụ mẫu không cho phép nàng kết hôn với ý trung nhân của mình, mà gả nàng cho 1 thương nhân. Chồng nàng là người chỉ biết kiếm tiền, đối với thi từ và tranh vẽ của nàng đều không có hứng thú, vì vậy mà cuộc sống của nàng lúc nào cũng đầy u sầu và tẻ nhạt.

18. Quách ÁiVì sự ích kỷ của các đời đế vương, quảng thúc mỹ nữ, nhốt trong hậu cung đã làm hại thanh xuân, hạnh phúc và tính mệnh của biết bao thiếu nữ. Nếu có kiếp sau, chắc chắn họ sẽ hy vọng được gả vào một nhà bình thường, trên còn phụ mẫu, dưới có nhi nữ, họ cũng cam tâm tình nguyện đắm chìm trong ngọn lửa yêu thương của thê chức mẫu chức trên nhân gian, tháng năm dần qua cho đến một ngày kia họ lạc hạ hoàng tuyền, tức là kiếp này đã dứt

19. Liễu NhưTài nữ nổi tiếng thời Đường, đứng đầu Tần Hoài Bát Diễm, từng chiết chiêu võ công với 2 thi nhân nổi tiếng đương thời là Trần Tử Long, Tiền Khiêm Ích ; làm rạng danh quần thư, không nhượng phe tu mi.

20. Lý Sư SưTư ái của Tống Huy Tông (bồ nhí).(Rất nổi tiếng trong tác phẩm Thủy Hử. Nghe đâu là người iu của Lãng Tử Yến Thanh)

21. Trần Viên ViênTrần Viên Viên là mỹ nhân đã gián tiếp khiến giang sơn Trung Hoa rơi vào tay giặc Thát từ quan ngoại.Nghe nói do Ngô Tam Quế hận không lấy được nàng, đã dẫn quân Thanh vào cửa quan, để dành lại người đẹp. Vì vậy không phải do nàng trực tiếp gây ra cảnh sinh linh đồ thán đó, nhưng vẫn bị người của mấy đời sau phỉ nhổ

22. Lý Thanh ChiếuLý Thanh Chiếu, hiệu “Dịch An Cư Sĩ”, người Sơn Đông - Lịch Thành thời Tống (nay là Sơn Đông - Tế Nam). Cha là Lý Cách Phi, làm quan đến Lễ Bộ Viên Ngoại Lang, một người học vấn uyên bác. Mẹ là Vương Thị, cũng là một người biết thơ văn. Lý Thanh Chiếu được cha dạy ngâm thơ, viết từ và tản văn từ nhỏ. 18 tuổi được gả cho Triệu Minh Thành, cũng là một người có học vấn. 2 vợ chồng cùng sinh hoạt, cùng học tập, cuộc sống rất tình thú. Khi quân Kim diệt Tống, vợ chồng Lý Thanh Chiếu chạy xuống phương nam lánh nạn. Năm 1129, Triệu Minh Thành được phái đến Hồ Châu nhậm chức, đi đến Kiến Khang thì qua đời, Lý Thanh Chiếu phải bôn ba đến Chiết Giang nương nhờ em trai là Lý Kháng. Về sau cùng với Lý Kháng phiêu bạc qua Việt Châu, Đài Châu, Hàng Châu và Kim Hoa.Sinh đang tác nhân kiệt, tử diệc vi quỷ hùng.Chí kim tư Hạng Vũ, bất khẳng quá Giang Đông

23. Tả PhấnTấn Vũ Đế Tư Mã Viêm nghe tiếng em gái thi nhân Tả Tư là Tả Phấn có tài năng hơn người nên lập tức tuyển vào cung, Tả Phấn vì tài đức siêu quần nên ngày ngày được đế vương cùng quần thần tán thưởng, được phong làm người coi giữ hậu cung. Hiềm nổi ngư sắc hoang đường Tư Mã Viêm là một trong số các đế vương vô sỉ vô vi của lịch sử, Tả Phấn được phong là Quý Phi, bất quá là do Tư Mã Viêm vì cái hư danh trọng hiền đãi sĩ, trong “Tấn Thư” gọi Tả Phấn là “Tư lậu thể luy, thường cư bạc thất” (thân thể gầy yếu, ở nhà đạm bạc). “Trác Mộc Thi” là tác phẩm mà trong đó, Tả Phấn tả lại cuộc sống đạm bạc của mình

24. Hoàng Nga

25.Vệ Tử PhuNổi tiếng khắp thiên hạ vì mái tóc đen và đẹp

26. Ngư Huyền Cơ

27. Đổng Ngạc PhiNgười thân yêu nhất của Thuận Trị Đế

28. Hồng Phất NữPhong trần tam hiệp - Trương Hồng Phất, ái thê của Lý Tịnh, một cô gái thông minh và giản dị.

29.Hạ CơHạ Cơ là con gái của Trịnh Mục Công , Hạ Cơ có một sắc đẹp được người ta gọi là "Đào Hoa Phu Nhân" , Hạ Cơ rất đẹp lại giỏi về văn và Hạ Cơ cũng là tam trong tứ Mỹ Nhân của đời Xuân Thu.

30. Chương Đức ĐậuHán hoàng hậu

31. Đặng TuyHán Hoà Hy hoàng hậu

32. Lý Hương Quân

33. Triệu Phi YếnHán Thành Đế hoàng hậu. Giỏi ca múa, thân hình nhỏ gọn, nhẹ như chim yến, tương truyền có thể đứng trong lòng bàn tay mà múa nên gọi là “Phi Yến”. Nhập cung thời Thành Đế cùng với Tiệp Dư, sau được lập làm hoàng hậu. Khi Bình Đế tức vị, bị phế làm thứ dân, tự sát mà chết

Hành kỳ thập quyết !

1.Bất đắc tham thắng - không được tham thắng
2.Nhập giới nghi hoãn - Tiến vào đất địch nên chậm rãi, thong thả
3.Công bỉ cố ngã - Đánh quân địch phải tự xem lại điểm yếu của mình
4.Khí tử tranh tiên - Phải biết bỏ quân lấy quyền chủ động
5.Xá tiểu tựu đại - Bỏ nhỏ để lấy lớn
6.Phùng nguy tu khí - Gặp nguy hiểm nên nghĩ đến bỏ bớt
7.Thận vân vật tốc - Di chuyển khoan thai, không nên gấp gáp
8.Động tu tương ứng - Quân bố trí phải có quan hệ hô ứng phối hợp lẫn nhau phòng khi có biến
9.Bỉ cường tự bảo - Thế địch mạnh phải tự bảo vệ, củng cố bên mình
10.Ngã nhược thủ hòa - thế yếu thì cố thủ hòa


Invade a moyo one move before it becomes territory!